Qua hơn 07 năm thi hành, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về cơ bản đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người lao động. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật BHXH năm 2014 cũng bộc lộ những bất cập như: diện bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH trên thực tế còn thấp; mức hỗ trợ của một số chế độ, chính sách còn chưa hấp dẫn; quy định về thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu còn chưa phù hợp với thực tiễn; một số định không còn phù hợp với tình hình hiện tại… Do vậy việc rà soát, sửa đổi các quy định của Luật BHXH năm 2014 là điều hết sức cần thiết.Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã được xây dựng trên cơ sở tiếp thu tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, nhằm hướng đến mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội của người dân theo hướng đa dạng, linh hoạt, đa tầng hiện đại, hội nhập quốc tế, tiến tới bao phủ BHXH toàn bộ lực lượng lao động’. So với Luật BHXH năm 2014, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) có nhiều nội dung sửa đổi đáng lưu ý như: mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội; bô chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện; giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm; sửa đổi quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần; cùng với nhiều nội dung sửa đổi quan trọng khác. Các nội dung sửa đổi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân, người làm thực tiễn, người nghiên cứu…
Trên cơ sở đó, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)”, nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, luật sư, các cơ quan quản lý trong lĩnh vực BHXH, các doanh nghiệp, cơ quan xét xử và những người làm thực tiễn ở khu vực phía Nam có thể trao đổi, chia sẻ và đưa ra các góp ý, đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Các ý kiến góp ý, đề xuất của các diễn giả, khách mời tham dự Hội thảo sẽ là nguồn tham khảo hữu ích, được gửi đến các cơ quan chủ trì soạn thảo, tham vấn trong quá trình hoàn thiện nội dung của Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).Ông Trần Hải Nam – Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao độn, Thương binh và Xã hội, thành viên Ban soạn thảo; Bà Đinh Thị Thu Hiền – Phó Trưởng Ban thực hiện chính sách BHXH – BHXH Việt Nam; Ông Trần Dũng Hà – Phó Giám đốc BHXH Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Trần Văn Triều – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật, Liên đoàn lao động TP.HCM; Ông Trần Ngọc Vân – Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp Bình Dương; Giám đốc BHXH các Quận 3, 4, 6, 10, 12, huyện Hóc môn và TP. Thủ Đức của TP.HCM; Chánh án và thẩm phán các Tòa án quận, huyện và Tòa chuyên trách thuộc TAND TP.HCM; Đại diện đến từ Hội Luật Gia Quận 12, Chi cục Thuế Q3; Đại diện đến từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Thầy/cô, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đến từ các trường Đại học, các cơ đơn vị trên địa bàn TP.HCM.Quan; PGS. TS. Vũ Văn Nhiệm, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; Lãnh đạo Khoa Luật Dân sự, Lãnh đạo một số phòng chức năng thuộc Trường Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Giảng viên các Khoa thuộc trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên và người có quan tâm.Hội thảo tập trung thảo luận và góp ý cho Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) với các nội dung về Đánh giá sự tương thích giữa Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với Công ước số 102 của Tổ chức Lao động Quốc tế về An sinh xã hội; Góp ý về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, điều kiện hưởng, mức hưởng đối với các chế độ: ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất theo Dự thảo Luật BHXH (sửađổi); Góp ý nội dung của Dự thảo về Trợ cấp hưu trí xã hội; Góp ý quy định về BHXH một lần; Góp ý quy định về BHXH tự nguyện, Quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội, BHXH. Thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ tham gia“Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)”. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ những nhà khoa học. Chúng tôi đã nhận được gần 20 bài tham luận với các đề tài đa dạng, phong phú xoay quanh chủ đề Hội thảo. Để gợi ý các vấn đề thảo luận cho Hội thảo, chúng tôi sẽ lựa chọn 4 bài tham luận để trình bày trong 2 phiên. Chúng tôi rất mong quý vị đại biểu, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, những người hoạt động thực tiễn sẽ tích cực trao đổi, chia sẻ, thảo luận để Hội thảo của chúng ta thực sự hiệu quả, có giá trị thực tiễn, góp phần vào việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội.” – Đại diện BTC Hội thảo Trường Đại học Luật cho biết.